Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Công việc bán sách,


Công việc bán sách,

Khi tham gia công việc này tôi cũng biết là sẽ khó khăn, nhưng khi nhớ lại khi 17 tuổi trong một lần về phép thăm nhà thời gian ở quân ngũ loanh quanh với mấy việc chân tay tôi thấy mình đã lãng phí thời gian quá. Tình cờ tôi tìm được quyển sách cũ “Lời khuyên thanh niên” của thầy Nguyễn Hiến Lê dịch của một sách Pháp chắc của ông nội tôi mua cuốn sách bìa màu vàng đã rách một góc, tôi đọc một cách say sưa và coi như một cuốn cẩm nang cho mình, cuốn sách đã lý giải nhiều điều về cuộc sống mà một thanh niên đang thắc mắc. Chuyện học hành, chuyện tình cảm, chuyện hướng nghiệp, v.v và tôi thấy mình may mắn.

Nên tôi quyết định mua một số sách của TGM vì tôi thấy một số anh chị ở TGM cũng có tâm muốn cho cuộc sống tốt đẹp hơn, biết đâu được con, cháu tôi sẽ đọc được những cuốn sách hay khi chúng đang thấy sao cuộc sống khó khăn quá, hay muốn tìm con đường tốt đẹp cần phải đi dù vất vả vì không có thành công nào dễ dàng hết.


Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Bí quyết tay trắng thành triệu phú


Nhiều khi thấy mình đã bỏ phí sức lực và thời gian chỉ vì không thấy được con đường nên đi. Ai cũng thấy tiếc như vậy thì chỉ với vài chục ngàn bạn sẽ nắm trong tay bí quyết làm giàu của Adam Khoo (Bí quyết tay trắng thành triệu phú).
share cho các bạn ebook nhé :

https://docs.google.com/open?id=0B-LCuVVgZ11tM3RtZGtQSkRHS1U

Bạn nào muốn sách in thì liên hệ với Hiền (hienprimevn@gmai.com, 01222007701). Thanks.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Steve Jobs a big star on sky

In this story of this man, has many things I can read and think about my way. Thank you very much Mr Steve

http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/10/steve-jobs-ke-ve-cuoc-doi-va-cai-chet-trong-dien-van-bat-hu/


Thứ năm, 6/10/2011, 15:20 GMT+7

Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ

Những lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford năm 2005 về thân thế, sự nghiệp, tình yêu và sự mất mát của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn để đời và đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại.
>Huyền thoại Steve Jobs qua đời ở tuổi 56 / Cộng đồng iFan sững sờ trước tin Steve Jobs ra đi / Video tưởng niệm Steve Jobs

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5/10/2011, khiến cả thế giới sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư và cuộc trò chuyện cởi mở nhất có lẽ là bài phát biểu dưới đây:
Steve Jobs - biểu tượng công nghệ của thế giới.
Steve Jobs - một biểu tượng công nghệ của thế giới. Ảnh: Apple.
"Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm (kết nối các sự kiện)

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?
Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.
Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: "Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?" và họ trả lời: "Tất nhiên rồi". Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.
Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.
Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.
Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo - Macintosh - khi tôi mới bước sang tuổi 30.
Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.
Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới - Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Steve Jobs tại NeXT sau khi bị Apple sa thải. Ảnh: AP.
Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng". Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?". Nếu câu trả lời là "Không" kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.
Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.
Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.
Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Steve Jobs mất ngày 5/10. Ảnh: Yahoo News.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là The Whole Earth Catalog (Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: "Sống khát khao. Sống dại khờ". Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ".
Xem video bài phát biểu của Steve Jobs

Triết lý sống của Steve Jobs

Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.
Steve Jobs nói về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ

Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, nhà đồng sáng lập Apple (thành lập năm 1976) nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. "Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách", Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).
Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ.
Steve Jobs nổi tiếng với những câu nói bất hủ. Ảnh: Wired.
Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi", Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.
Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. "Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới", Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.
Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn, kể cả trong việc điều hành Apple nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Một năm sau đó, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.
Xem quảng cáo Think Different của Apple
Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso... với lời nhận xét: "Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới".
Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ "định hình" lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: "Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể".
Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: "Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy".
Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. "Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng", báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. "Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng".
"Nếu đã làm được thứ gì đó tuyệt vời, đừng dừng lại".
Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: "Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu".
Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: "Sống khát khao. Sống dại khờ" (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.
Châu An

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

25062011

I have find some think good today, and drawing new picture with background when I study a tut in cgarena, 

You can see difference in this pictures

Left : Render with low Image Precision, GI : 100k

Right: Render with Medium Image Precision, GI : 200k 

thank Cgarena and Threed1, Mr namicg, 








ð     khong nen check vao Exclude GI caculator

ð   Cach tot nhất khi ren không được là : xóa cái plane background và vẽ lại cái khác.